Trắc Nghiệm Pháp Luật

CHƯƠNG I, II: 
  • ·        Nhà nước do giai cấp thống trị lập nên để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình là quan điểm của học thuyết: Mác-Lênin 
  • ·        Kiểu Nhà nước mà trong đó giai cấp thống trị chiếm đa số trong xã hội: Xã hội chủ nghĩa.    
  • ·        Kiểu Nhà nước do giai cấp thống trị thiểu số trong xã hội lập ra: Chủ nô, Phong kiến
  • ·        Tương ứng với mỗi hình thái xã hội là một kiểu nhà nước >>> Sai, bởi có 5 hình thái KT-XH đã và đang tồn tại trong xã hội loài người nhưng chỉ có 4 kiểu Nhà nước được ra đời, đó là Nhà nước Chủ nô, Nhà nước, Phong kiến, Nhà nước Tư bản, và Nhà nước XHCN.
  • ·        Mọi nhà nước đều phải trải qua 4 kiểu nhà nước >>> Sai: ví dụ điển hình như Việt Nam chẳng hạn, VN không trải qua NN Tư bản chủ nghĩa mà từ phong kiến tiến lên XHCN.
  • ·        Nhà nước không tồn tại trong mọi hình thái Kinh Tế- Xã Hội có giai cấp >>> Sai, Vì Nhà nước tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội có giai cấp vì khi đó tồn tại các mâu thuẫn không thể điều hòa được giữa những giai cấp. Là điều kiện để Nhà nước ra đời và tồn tại.
  • Nhà nước chi xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp gay gắt ko thể điều hòa >>> Đúng. Nhà nước ra đời khi có sự phân hóa và đấu tranh giai cấp. Các giai cấp đối lập nhau luôn có mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Xã hội mới này đòi hỏi phải có một tổ chức đủ sức dập tắt các cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp và giữ cho các cuộc xung đột giai cấp ấy trong vòng trật tự có lợi cho những người có của và giữ địa vị thống trị. Tổ chức đó là Nhà nước. 
  • Nhà nước ra đời trước hết là để bảo vệ cho lợi ích xã hội>>> Đúng.
    Tính xã hội và giá trị xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ:nhà nước giải quyết các công việc mang tính xã hội mà cá nhân công dân không thể giải quyết được. Song song với việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền, nhà nước còn đồng thời phải đảm đương các công việc công ích, vì lợi ích chung của toàn xã hội như đắp đê, làm đường xá, bảo vệ trật tự công cộng…
  • Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp >>> Sai. Thực ra quyền lực đã xuất hiện ở trong xã hội cộng sản nguyên thủy, ví dụ như các tù trưởng, thủ lĩnh…
  • Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau. >>> Sai. Chẳng hạn trong NN XHCN thì tính giai cấp và tính xã hội song hành và hỗ trợ nhau. Vì là NN của giai cấp công nhân và nông dân nên một mặt thể hiện tính giai cấp: ý chí của giai cấp cầm quyền; một mặt thể hiện tính xã hội đó là NN với công cụ là Pháp luật phải nhằm phục vụ quần chúng nhân dân, là NN của dân, do dân, vì dân .
  • ·        Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất so với quyền lực chính trị và tư tưởng bởi nó tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị. >>> Đúng. Bởi kinh tế đóng vai trò rất quan trọng. Ai sở hữu tư liệu sản xuất sẽ có quyền tổ chức, quản lí kinh doanh và phân phối sản phẩm.
  • ·        Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.>>> Đúng. Vì quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đã chứng minh một cách khoa học rằng nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất định và chúng luôn vận độngphát triển và sẽ tiêu vong…
  • ·        Giai cấp thống trị quyết định lên kiểu nhà nước >>> Sai. Hình thái kinh tế quyết định lên kiểu nhà nước
  •  
  • ·        Hệ thống cơ quan quyền lực cao nhất nhà nước: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
  • ·        Cơ quan thường trực của Quốc hội là: Ủy ban thường vụ Quốc hội
  • ·        Hội đồng nhân dân là: Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương 
  • ·        Hệ thống cơ quan xét xử gồm Tòa án và Viện kiểm sát>>>Sai, bởi vì hệ thống cơ quan xét xử là Tòa án.
  • ·        Tòa án nhân dân, viện kiểm sát là cơ quan quyền lực nhà nước>>> Sai. Cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
  • ·        Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
  • ·        Cơ quan quản lý nhà nước cao nhất của nước ta là: Chính phủ 
  • ·        ĐCS Việt Nam là một cơ quan trong bộ máy nhà nước CHXHCN Việt nam>>> Sai
  • ·        Không nhất thiết thiết cơ quan nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực>>> Sai. Vì đặc trưng cơ bản của cơ quan nhà nước mang tính chất quyền lực nhà nước.
  • ·        Bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay là 4 hệ thống cơ quan và 1 chế định độc lập>>> Đúng. 4 hệ thống cơ quan là cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử,  và 1 chế định độc lập là chủ tịch nước
  • ·        Chúc danh chủ tịch nước thuộc loại cơ quan quyền lực nhà nước>>>Sai. Chủ tịch nước là 1 chế định độc lập trong cơ quan nhà nước Việt Nam,
CHƯƠNG III:
  • Pháp luật luôn tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. >>> Sai. Nếu PL tiến bộ, phản ánh được thực tiễn, dự báo được tình hình phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển xã hội.
  • Pháp luật chỉ mang tính giai cấp>>> Sai, bởi vì pháp luật còn mang tính xã hội.
  • Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người >>> Sai. Pháp luật là tiêu chuẩn đánh giá hành vi của con người, nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất. Các quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức cũng có thể điều chỉnh hành vi cùa con người.
  • Pháp luật chỉ có thể hình thành bằng con đường ban hành của nhà nước>>> Sai. Pháp luật còn có thể hình thành bằng cách nhà nước thừa nhận các quy phạm có sẵn như tập quán.
  • Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người>>Sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.
  • Pháp luật chỉ mang tính giai cấp>>>SaiBản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội.
  • Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ chính là pháp luật bởi đó chính là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội >>> Sai. Bởi PL chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. NN và PL là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới hình thành NN, để duy trì sự tồn tại của NN thì giai cấp cầm quyền đã ban hành PL, PL trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.
  • Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật>>>Đúng, Hình thức chặt chẽ của PL thể hiện ở ngôn từ pháp lí, cách sắp xếp các điều luật, …
  • Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật >>> Sai. Bởi vì PL là phạm trù thuộc về ý thức, kiến trúc thượng tầng, trong khi đó kiến trúc thượng tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng. Cho nên khi ban hành PL cần thiết phải dựa trên nền tảng về quan hệ trong xã hội về điều kiện cơ sở vật chất: quan hệ về tư liệu sản xuất, quan hệ sở hữu, về nhu cầu, phương hướng phát triển của xã hội… Điều này sẽ quyết định nội dung, bản chất của PL. Tức là vật chất quyết định ý thức, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng đấy.
  • Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các quy định pháp luật. >>> Đúng: Bởi PL là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. PL duy trì trật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội (điểm này thì thể hiện rõ hơn trong các NN XHCN, bởi theo như NN VN là NN của dân, do dân, vì dân)
  • Tại sao nói pháp luật là một hiện tượng lịch sử?
    Cũng giống như Nhà nước, pháp luật là một hiện tượng lịch sử vì nó cũng có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong.
  • Pháp luật sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển khi: Pháp luật phù hợp với phát triển kinh tế
  • Chỉ có pháp luật mới điều chỉnh mối quan hệ xã hội>>> Đúng. Là sự tác động trực tiếp của pháp luật tới các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và tạo lập hành lang pháp lý để hướng các quan hệ xã hội phát triển trong trật tự và ổn định.
  • Pháp luật có tính giai cấp vì pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện .

  • Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật >>>Sai. Vì, Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được hình thành trên cơ sở các quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý.
  • Phân biệt Quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội? 
+ Quan hệ pháp luật: Là hình thức pháp lí của quan hệ xã hội.
- Chịu sự tác động của qui phạm pháp luật
- Được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước
- Chủ thể có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định và nhà nước thừa nhận. 
+ Quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chịu sự điều chỉnh bởi qui phạm xã hội.
- Không phân biệt quyền và nghĩa vụ
- Đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội hoặc các biện pháp đặc thù của tổ chức xã hội đó.
  • Nêu mối quan hệ giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội?
    Quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người trong xã hội.
    Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật. Hay nói cách khác quan hệ hệ pháp luật là hình thức pháp lí của các quan hệ xã hội khi được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật.
  • Tại sao khi tham gia quan hệ pháp luật chủ thể quan hệ pháp luật phải có năng lực hành vi? Vì: Khi tham gia quan hệ pháp luật, chủ thể quan hệ pháp luật được hưởng quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lí do quy phạm pháp luật quy định. Việc không thực hiện đúng hay đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lí phát sinh trong quan hệ pháp luật của các chủ thể sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của nhà nước. Do đó, điều kiện để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật là phải có năng lực hành vi vì chủ thể có năng lực hành vi mới có khả năng nhận thức được và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình khi tham gia quan hệ pháp luật đồng thời gánh chịu được những hậu quả do hành vi của mình gây ra.
  • Chủ thể của pháp luật là chủ thể của quan hệ pháp luật>>>Sai. vì hai khái niệm pháp luật và quan hệ pháp luật khác nhau
  • Nhà nước là chủ thể của mọi mối quan hệ pháp luật>>>Sai. Hôn nhân gia đình thì chủ thể không phải là nhà nước
  • Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cần phải có đầy đủ các loại năng lực sau: Năng lực chủ thể 
  • Năng lực lao động xuất hiện từ khi công dân đủ 16 tuổi>>> Sai. Quan hệ pháp luật lao động thì công dân đủ 15 tuổi được quyền tham gia lao động với công việc phù hợp khả năng lao động.
  • Quan hệ pháp luật hình thành do Ý chí của cá nhân tham gia quan hệ xã hội  
·        Quan hệ pháp luật khác quan hệ xã hội ở chổ điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật.
  • Chỉ khi tham gia vào quan hệ pháp luật, chủ thể mới có quyền và nghĩa vụ pháp lý>>> Đúng. Nội dung của quan hệ pháp luật là quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật. Dưới góc độ là năng lực pháp luật của chủ thể thì quyền và nghĩa vụ pháp lý được xem như những thuộc tính của chủ thể pháp luật.
  • Mọi người sinh sống trên lãnh thổ việt nam đều là công dân thường trực của nhà nước việt nam >>> Sai. Ví dụ như người nước ngoài định cư ở Việt Nam không hẳn đã là công dân thường trực của nhà nước Việt Nam nếu họ không nhập quốc tịch.
  • ·        Tại sao năng lực hành vi của chủ thể lại khác nhau. Vì do các chủ thể có năng lực hành vi thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả thiệt hại cho xã hội.
  • Người bị phạt tù là người hạn chế năng lực hành vi dân sự>>> Sai, bởi vì người bị phạt tù không phải là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế>>> Sai. Người có năng lực hành vi hạn chế là người nghiện may túy, nghiện các chất kích thích.
  • Tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là đủ 15 tuổi>>> Sai, bởi vì tuổi bắt đầu có năng lực hành vi dân sự là đủ 6 tuổi.
  • Năng lực hành vi xuất hiện ở cá nhân khi Được sinh ra
  • Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ khi: Từ đủ 18 tuổi trở lên 
  • Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài: Hành chính
  • Một cty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cty này là: Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.
  • Phân biệt qui pham pháp luật và qui phạm xã hội?
Quy phạm pháp luật (QPPL)
-QPPL là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho mọi người ,do NN ban hành hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị được NN bảo đảm thực hiện dùng điều chỉnh các quan hệ XH theo định hướng của NN.
-Đặc điểm
+ QPPL do NN ban hành hoặc thừa nhận.
+ QPPL được NN bảo đảm thực hiện.
+ QPPL mang tính bắt buộc chung.
+ Nôi dung của mỗi QPPL đều thể hiện 2 mặt : cho phép và bắt buộc.
+ Cơ cấu gồm 3 phần : giả định,quy định và chế tài.
+ QPPL mang tính giai cấp.
Quy phạm xã hội (QPHX)-QPXH là quy tắc xử sự chung của con người dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người với người trong XH. Các QPXH bao gồm :đạo đức,chính trị,tập quán tôn giáo,...
-Đặc điểm:
+ QPXH tự hính thành trong quá trình hoạt động XH.
+ Các quy phạm XH được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp,cơ chế chứ không được bảo đảm từ NN.
+ QPXH không mang tính bắt buộc chung.
+ QPXH không xác định cơ cấu do tự hình thành trong các mối quan hệ Xh.
+ QPXH mang tính XH.
  • Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buột>>> Sai. Quy phạm của một tôn giáo, điều lệ của 1 tổ chức cũng mang tính bắt buột.
  • Quy phạm pháp luật luôn hội đủ 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài>>> Sai. Có những quy phạm chỉ có 1 hoặc 2 bộ phận, như các quy phạm của bộ luật hình sự thường chỉ có bộ phận giả định và chế tài.
  • Chỉ có Quy phạm pháp luật mới có tính giai cấp >>> Sai. Các quy phạm khác như quy phạm tôn giáo, quy phạm đạo đức vẫn có tính giai cấp, điều này do tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
  • Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật là: Do cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành ; Chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung; Được áp dụng nhiều lần trong đời sống.

·        Mọi vi phạm pháp luật đều do người có năng lực trách nhiệm>>> Sai. hành vi gây ra do người chưa đủ yếu tố về độ tuổi, thể chất…thì không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý
·        Lỗi phản ánh tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật>>> Đúng. Các dấu hiệu lỗi của vi phạm thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý, động cơ, mục đích vi phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng để định tội danh trong luật hình sự.
  • Tất cả các cá nhân thực hiện hành vi trái pháp luật, nguy hiểm cho xã hội đều bị truy cứu trách nhiệm pháp lý>>> Sai. hành vi gây ra do người chưa đủ yếu tố về độ tuổi, thể chất…thì không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý
  • Tại sao khi truy cứu trách nhiệm pháp lý phải dựa vào dấu hiệu lỗi của chủ thể. Vì cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật (?)
  • Tại sao trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm. Vì trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các quy định pháp luật (?)
CHƯƠNG III
  • Theo quy định của Luật hình sự Việt Nam, án treo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt>>> Sai, bởi vì án treo không phải là hình phạt.
  • Chỉ có chủ sở hữu mới có quyền chiếm hữu tài sản>> > Đúng. Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Hình phạt chỉ được qui định trong bộ luật hình sự>>> Đúng. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự và do tòa án quyết định. 
  • Trục xuất không phải là chế tài: Dân sự  
  • Hình phạt tử hình có thể áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng là:  Người đủ 18 tuổi
  • Hình phạt tù chung thân và tử hình được áp dụng với mọi chủ thể thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự>> Sai. Luật hình sự Việt Nam:  Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mức cao nhất của khung hình phạt là trên 15 năm tù hoặc tù chung thân hoặc tử hình.
  • Độ tuổi tối thiểu chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ:  14 tuổi 

  • Việc để lại di chúc phân chia di sản cũng là 1 hình thức định đoạt tài sản>>> Đúng. Người lập di chúc là người mà thông qua việc lập di chúc để định đoạt khối tài sản của mình cho những người khác sau khi mình chết với ý chí hoàn toàn tự nguyện.
  • Đối tượng nào sau đây thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động 
  • Di chúc có thể được lập dưới các hình thức sau: Văn bản được chứng nhận, chứng thực 
  • Quyền bình đẳng, quyền tự do tín ngưỡng là: Quyền nhân thân
  • Người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là Con chưa thành niên
  • Một trong những điều kiện để di chúc bằng văn bản có người làm chứng có hiệu lực là Người làm chứng phải xác nhận chữ ký của người lập di chúc
  • Người thừa kế tài sản là Người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
  • Thời điểm mở thừa kế là thời điểm: Người để lại di sản thừa kế chết 
  • Hợp đồng dân sự được thể hiện qua hình thức: Hợp đồng miệng; Hợp đồng bằng văn bản không có công chứng, chứng thực; Hợp đồng có công chứng, chứng thực.
Chúc các bạn mã đáo thành công! :)