CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ YHCT - ĐÁP ÁN



LÝ LUẬN CƠ BẢN >>   


Đáp án Trần Hoàng Bảo 

Chú ý: @ là phần ngoài bài giảng trên lớp


Câu 1: Để xem thần khí của bệnh nhân cần quan sát.
A.Tinh thần.             B. Khí sắc.            C. Hai mắt.       D. Tất cả đều đúng.
* Bài Tứ chẩn - Vọng chẩn: Thần là sự hoạt động về tinh thần, ý thức và sự hoạt động của các tạng phủ bên trong cơ thể biểu hiện ra ngoài. Là quan sát trạng thái của mặt, mắt bệnh nhân để biết được hoạt động Tạng phủ bên trong biểu hiện ra bên ngoài.

Câu 2 : Trong Ngũ sắc Tạng nào sau đây thuộc màu đen.
A. Can.                      B. Tâm.                  C. Thận.                     D. Tỳ. 

Câu 3 : Sắc mặt trắng nhợt, phù, mệt, phần nhiều thuộc.
A. Khí hư.                  B. Huyết hư .         C. Âm hư .                D. Dương hư .
* Tinh, khí, huyết, thần, tân dịch:
- Khí hư: Thường gặp ở thời kỳ khỏi bệnh, ở người bệnh mạn tính, ở người già yếu. Triệu chứng: thở ngắn, yếu sức, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, tự ra mồ hôi, lưỡi bệu, mạch hư.
- Huyết hư: Nguyên nhân do mất máu cấp tính hoặc mạn tính còn do thiếu thức ăn, hoặc bệnh đường tiêu hóa không hấp thu được tinh chất. Triệu chứng: Da xanh tái, môi nhạt, lưỡi nhạt, hay hoa mắt, trống ngực nhức đầu, mất ngủ, mạch tế nhược.
* Bát cương:
- Âm hư, vì âm hư sinh nội nhiệt. Triệu chứng: Người nóng, da khô, lòng bàn chân, tay nóng, người gầy, sốt chiều, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô, táo bón, tiểu ít và đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
- Dương hư: Sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn không tiêu, di tinh, liệt dương, đau lưng mỏi gối, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, tiêu chảy, tiểu tiện trong dài, mạch Nhược, vô lực.
Câu 4 : Người mặt đỏ, mắt đỏ môi khô phần nhiều thuộc.
A. Nhiệt thịnh .                B. Dương hư .       C. Giả hàn .                  D. Âm hư .
* Bát cương:
- Nhiệt chứng (nhiệt thịnh): Sốt, thích mát, mặt đỏ, mắt đỏ, tay chân nóng, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác.
- Hàn chứng: Sợ lạnh thích ấm, miệng nhạt không khát, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng trơn ướt, mạch trầm trì.
- Giả Hàn: Bên trong là Nhiệt nhưng giả Hàn bên ngoài, nhưng trong bệnh truyền nhiễm do nhiễm độc gây truỵ mạch ngoại biên: Tay chân lạnh, mạch vi.
- Giả Nhiệt: Do bên trong chứng âm hàn mạnh bức Dương ra ngoài. Ví dụ: Chứng tiêu chảy do lạnh (chân Hàn) nhưng do mất nước, mất điện giải gây khát, vật vã, miệng khô, mình nóng, thậm chí sốt cao, co giật (giả Nhiệt)

Câu 5 : Nguyên nhân hình thành chủ yếu của sắc mặt xanh là.
A. Hàn ngưng trệ .           B. Khí Vượng .      C. Thấp trở .                            D. Đàm trọc.
* Tứ chẩn - Vọng chẩn:
- Sắc xanh : do hàn, đau hay ứ huyết. Gặp ở bệnh nhân đau bụng do lạnh, tuần hoàn ứ trệ (suy tim…) trẻ sốt cao mặt xanh là sắp co giật…
- Sắc trắng: hư hàn, mất máu. Gặp ở bệnh nhân Hen, phù thận, trụy mạch…
- Sắc đen: hàn hay bệnh thuộc Thận khí hư. 


@Câu 6 : Tư thế của Phế hư cơ thể yếu là.
A. Ngồi không nằm được . B. Ngồi mà không yên .
C. Ngồi thích ngửa lên .    D. Ngồi thích cúi xuống .
*Chứng suyễn:
- Suyễn hàn: Khó thở khò khè, nằm ngồi không yên, ngực tức, đờm ít, trắng hoặc không có đờm...
- Suyễn thực: thở gấp có tiếng rít, há miệng, không nằm được, tức ngực, phải ngồi phục mới thở được.
- Suyễn hư: Cơn suyễn ngắn yếu, người rất mệt, hụt hơi, nói phều phào, tinh thần yếu đuối, vận động mạnh cơn suyễn tăng.


Câu 7 : Tiểu trường có quan hệ Biểu – Lý với.
A. Tỳ .                              B. Tâm .                 C. Phế .                                         D. Thận .
* Tạng phủ quan hệ Lý biểu: Tâm - tiểu trường, Can - đởm , Tỳ- vị, Phế - đại tràng, Thận - bàng quang.

Câu 8 : Miệng lở loét phần nhiều do.
A. Huyết ứ.                      B. Nhiệt thịnh.       C. Cực nhiệt.                                D. Đàm thấp.

Câu 9 : Biểu hiện của chứng Tâm thần rối loạn là.
A. Lo lắng sợ hãi .                                  B. Lãnh đạm ngu ngơ .
C. Buồn phiền .                                           D. Hoảng sợ mất ngủ .
*Tạng tượng:
Tâm chủ về thần chí - Thần chí là các hoạt động về tinh thần, tư duy. “Tâm tàng thần”.
Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tỉnh táo. Tâm huyết không đầy đủ xuất hiện các triệu chứng bệnh như: hồi hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên. Tâm huyết có nhiệt thì có thể thấy mê sảng, hôn mê v.v…


@Câu 10 : Chứng nào dưới đây có liên quan đến tiếp xúc trong cuộc sống.A. Choáng váng .             B. Phù thũng.           C. Trùng tích.          D. Lao phổi .
Câu 11 : Bệnh chứng nào dưới đây chỉ qua Vấn chẩn mới biết.
A. Mặt đỏ .                       B. Phù thũng .      
C. Tức sườn .     
               D. Ra mồ hôi.

Câu 12 : Đặc điểm nào sau đây có trong Tỳ vị hư nhược.
A. Đau âm ỉ .                    B. Đau như dao cắt.         C. Đầy tức .                                         D. Đau nhói.
*Tứ chẩn - Vấn chẩn: Đau vùng bụng :
- Đau bụng vùng trên rốn, nôn khan hay nôn ra bọt dãi, gặp lạnh đau tăng... đa số là vị hàn
Bụng trên chướng đau, ợ hơi, nuốt chua... đa số là do thực ngưng
- Đau bụng quanh rốn, khi đau, khi ngừng, kèm theo lợm giọng, buồn nôn... đa số là đau bụng giun
- Đau bụng âm ỉ, đại tiện phân nhão nát, sợ lạnh tay chân lạnh... là hàn thấp - hư chứng


@Câu 13 : Nhìn một thành hai là do.
A.Mờ mắt .                      B. Ngứa mắt .                 C. Đau mắt .                                       D. Kỳ thị .
Câu 14:  Hãn pháp là làm cho ra.......để đẩy tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.
A. Mồ hôi .                      B. Nước tiểu .     
        C. Phân .                                         D. Hơi thở.
* Bát pháp: Hãn pháp
Là phương pháp dùng các vị thuốc ra mồ hôi để đẩy những tác nhân gây bệnh ra bên ngòai cơ thể.
- Chỉ định : cảm lạnh, liệt VII ngoại biên, cúm, đau nhức khớp….
- Chống chỉ định: ngƣời tiêu chảy, bệnh đã vào lý. thận trọng với ngƣời già, âm huyết hư, phụ nữ có thai, người mới ốm dậy.


Câu 15 : Bệnh sốt cao, mất nước, dùng phép chữa.....mới có tác dụng.
A. Ôn pháp    B. Hạ pháp               
C. Thổ pháp  .                         D. Thanh pháp
* Bát pháp:
Thanh pháp là phương pháp dùng thuốc có tính mát có tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, chỉ khát, sinh tân, trừ thấp.
- Chỉ định: Sốt cao (giáng hỏa), sốt nhiễm khuẩn (thanh nhiệt giải độc), dị ứng sẩn ngứa (thanh nhiệt lương huyết) ,nhiễm trùng tiết niệu (thanh nhiệt táo thấp)
- Chống chỉ định: không dùng cho chứng hàn, chân hỏa suy , nhiệt do âm hư, chân hàn giả nhiệt
- Thuốc: Trúc diệp, Chi tử, Thạch cao, Kim ngân, Sài đất, Bồ công anh- Hoàng liên, Hoàng bá, Xuyên tâm liên-Huyền sâm, Sinh địa
- Châm cứu :Huyền chung, Nội đình, Thái xung,…

Câu 16 : Đau lưng kèm sắc mặt lạnh, tiểu đêm nhiều là hội chứng .......hư.
A. Thận âm .     B. Thận dương .        C. Thận âm-dương .                          D. Tất cả đều sai.
* Hội chứng bệnh tạng thận:
- Thận dương hư: Sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt tái, đau lưng, tiêu chảy, buổi sáng sớm (ngũ cánh tả) chất lưỡi nhạt, mạch trầm trì, thường gặp ở bệnh nhân kéo dài, người có tuổi, lão sung.
- Thận âm hư: Người nóng, da khô, lòng bàn chân, tay nóng, người gầy, sốt chiều, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô, táo bón, tiểu ít và đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
- Thận khí hư: Phù thũng; hen suyễn;di tinh, tiểu đêm; liệt dương, lãnh cảm. Lưỡi bệu nhạt, mạch trầm nhược.

Câu 17 : Một bệnh nhân gần đây hay mê sảng, thỉnh thoảng hay nói lảm nhảm, đó là Hội chứng.
A. Tâm hàn . B. Tâm nhiệt . C. Tâm hư . D. Tâm thực.
* Hội chứng bệnh tạng tâm:
- Tâm hàn (tâm dương hư): đau tức vùng ngực trái, chân tay lạnh, mặt xanh tái, có khi ngất xỉu.
- Tâm nhiệt (Tâm hỏa thịnh): sốt cao, mê sảng (giai đoạn toàn phát bệnh nhiễm) loét lưỡi, lở miệng ...
- Tâm hư:— Tâm huyết hư: triệu chứng như huyết hư: Da xanh tái, môi nhạt, lưỡi nhạt, hay hoa mắt, trống ngực nhức đầu, mất ngủ, mạch tế nhược.
— Tâm khí hư: triệu chứng như khí hư nhưng tập trung ở hệ tâm mạch như huyết áp thấp, tiếng tim nhỏ yếu. Khí hư: thở ngắn, yếu sức, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, tự ra mồ hôi, lưỡi bệu, mạch hư.
- Tâm thực (đàm mê tâm khiêu): Rối loạn tâm thần, rối loạn nhân cách.

Câu 18 : Chứng thống kinh là do ....
A. Can hàn . B. Phế hàn . C. Tâm hàn . D. Tỳ hàn.
*Hội chứng bệnh tạng can:
- Can hàn: Đau bụng dưới, thống kinh, bế kinh, đau bọ phận sinh dục
- Can nhiệt: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mặt nóng đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.
- Can hư : mắt mờ, quáng gà, móng chân tay khô nứt, gân khớp teo cứng, co rút.
- Can thực: Đau tức ngực sườnc,, đau vùng thượng vị, thống kinh, bế kinh, hay ợ hơi, ợ chua, tính tình dễ cáu gắt.
Câu 19 : Để duy trì thân nhiệt, đó là chức năng của.
A. Tâm.                            B. Can .                            C. Tỳ.                                      D. Thận.
*Thận chủ mệnh môn hỏa:
Thận là thủy tạng, nhưng lại chứa mệnh môn hỏa (thận dương) là lực lượng chủ yếu duy trì sinh mệnh, là nguồn năng lượng và cơ sở vật chất của sự sống
.

Câu 20 : Hòa pháp là để giải quyết mối bất hòa giữa ....
A. Can-Tâm .                   B. Can-Phế .                
    C. Can-Tỳ.          
           D. Can-Thận
* Bát pháp:
Hòa pháp là phép chữa ở bán biểu bán lý hay hòa giải mối quan hệ bất hòa giữa tạng phủ như Can vị bất hòa, Can tỳ bất hòa. 
- Chỉ định : Bệnh lúc nóng lúc lạnh, can khí phạm vị, SNTK do sang chấn, thống kinh, kinh nguyệt không đều.
- Chống chỉ định: các chứng đã rõ ràng ở biểu hay lý. 


Câu 21 : Ôn pháp là dùng để chữa chứng.
A. Hư hàn.                       B. Thực nhiệt .            C. Hư nhiệt .                     D. Tất cả đều sai.
* Bát pháp: Ôn pháp là phép chữa dùng các vị thuốc cay, nóng có tác dụng tán hàn thông dương chữa các chứng rối loạn tiêu hóa do lạnh, bế kinh hoặc đau do lạnh.
- Chỉ định : đau do lạnh, rối loạn tiêu hóa do lạnh, tiêu chảy mạn tính, rối loạn kinh nguyệt do lạnh.
- Chống chỉ định : âm hư, huyết hư.
- Thuốc : Gừng, Quế tâm,Riềng, Phụ tử.
- Châm cứu : Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn.
Câu 22 : Can huyết không dưỡng cân mạch nên đau theo kiểu.
A. Nhói.                    B. Quặn thắt.                 C. Như điện giật.                             D. Âm ỉ.
*Hội chứng bệnh tạng can:
- Can hư : mắt mờ, quáng gà, móng chân tay khô nứt, gân khớp teo cứng, co rút.


Câu 23 : Chứng nào dưới đây nên hỏi về tình chí.
A. Tức ngực .            B. Đau bụng .              
C. Đau khớp .                        D. Đau sườn .
*Can: Can chủ về tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, móng chân.
Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý đặc biệt ở tình chí và sự tiêu hoá.
Can khí uất kết biểu hiện: ngực sườn đầy tứcu uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh…Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…


Câu 24 : Bệnh chứng nào có tính chất theo mùa .
A. Chứng thấp.         B. Chứng thực hàn. 
C. Chứng táo.    D. Chứng cảm nắng.
* Nguyên nhân gây bệnh - Ngoại nhân
Táo: có hai loại: Ngoại táo (độ khô chủ khí về mùa thu). Nội táo (do tân dịch, khí, huyết bị giảm sút)

@Câu 25 : Kết sỏi gây đau quặn bụng dưới là do.
A. Khí bế tắc. B. Khí nghịch. C. Khí uất. D. Khí thoát.
*Sỏi tiết niệu - nguyên nhân do ngày thường ăn nhiều thức ăn cay nóng, hóa sinh thấp nhiệt, uất kết lâu ngày rồi dồn xuống bàng quang làm cho khí hóa trở trệ không thông ....

Câu 26 : Chứng thủy dịch tích tụ đưa đến tình trạng...
A. Phù thũng.          B. Chóng mặt.              
C. Tiểu không thông.             D. Đau khớp
Câu 27 : Chứng nào dưới đây không thuộc Tâm huyết hư.
A. Hồi hộp.             B. Chóng mặt.         
C. Hay quên.                                D. Phiền muộn.
* Hội chứng bệnh tạng tâm:
- Tâm huyết hư: Da xanh tái, môi nhạt, lưỡi nhạt, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, mất ngủ, nhức đầu, mạch tế nhược.

Câu 28 : Triệu chứng chính của Tâm khí hư là.
A. Hồi hộp.             B. Lo lắng.                C. Buồn rầu.                                D. Phiền muộn.
* Hội chứng bệnh tạng tâm:
Tâm khí hư: triệu chứng tập trung ở hệ tâm mạch như huyết áp thấp, tiếng tim nhỏ yếu, hồi hộp. Khí hư: thở ngắn, yếu sức, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, tự ra mồ hôi, lưỡi bệu, mạch hư.

Câu 29 : Chứng nào dưới đây không thuộc bệnh chứng của Phế.
A. Ho.                     B. Đau họng .            
C. Nghẹt mũi .                                D. Thở dài.
*Can khí uất kết biểu hiện: ngực sườn đầy tức, u uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh…Can khí xung thịnh gây cáu gắt, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
* Phế:Phế chủ hô hấp, chủ khí, có tác dụng tuyên phát và túc giáng, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao. Phế bệnh nên Ho, nghẹt mũi, đau họng....
Câu 30 : Ho đàm ít và……......................được chẩn đoán là Phế âm hư.
A. Sốt ra mồ hôi trộm.   B. Miệng khô.    
C. Chảy nước mũi.   D. Thở dài mệt mỏi.
*Hội chứng bệnh tạng phế:
- Phê hàn: Hắt hơi, sổ mũi nước trong, ho đờm loãng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng bóng, mạch phù.
- Phế nhiệt: (phong nhiệt phạm phế): sốt, đau, rát họng, không sợ lạnh, ho cơn đờm đặc, lưỡi đỏ, rêu vàn, mạch sác.
- Phế hư:
— Phế khí hư: Đoản hơi, tiếng nói yếu, tự hãn, mặt tái, lưỡi nhạt, mạch hư.
 Phế âm hư: Ho khan gầy sút, môi đỏ, gò mà hồng, lưỡi hơi đỏ, mạch tế sác, đạo hãn, sốt về chiều, ho ra máu.
- Phế thực: Tức ngực, khó thở kèm tiếng cò cử gặp trong cơn hen phế quản.
Câu 31 : Nguyên nhân dưới đây KHÔNG gây Phế âm hư.
A. Táo nhiệt. B. Lao trùng. C. Ho lâu ngày. D. Phong hàn . 

Câu 32 : Để xem thần khí của bệnh nhân KHÔNG cần quan sát.
A. Tinh thần.         B. Khí sắc.             C. Hai mắt .            D. Hô hấp .

Câu 33 : Trong Ngũ sắc Tạng nào sau đây thuộc màu Vàng.
A. Can .                  B. Tâm .                C. Thận .                D. Tỳ .

Câu 34 : Chứng nào dưới đây không tương ứng với màu xanh.
A. Đau đớn .          B. Phong hàn .       C. Khí trệ .             D. Thủy thấp .
* Tứ chẩn - Vọng chẩn:
- Sắc xanh : do hàn, đau hay ứ huyết. Gặp ở bệnh nhân đau bụng   do lạnh, tuần hoàn ứ trệ (suy tim…) trẻ sốt cao mặt xanh là sắp co giật…

Câu 35 : Trong rối loạn cảm xúc, sự biến hóa sắc mặt nào sau đây không đúng  :
 A. Vui màu đỏ .                                B. Giận màu xanh .
C. Suy tư màu vàng .                            D. Đau buồn màu trắng

Câu 36 : Chứng nào sau đây không phải biểu hiện của trúng phong.
A. Té ngã đột ngột.                               B. Bán thân bất toại.
C. Méo miệng.                                      D. Sau té tỉnh lại bình thường .

Câu 37 : Triệu chứng nào dưới đây không phải hình dạng khác thường chân tay.
A. Teo cơ bắp.                                      B. Tay chân sưng.
C. Tay chân run .                                  D. Ngón tay biến dạng .

Câu 38 : Bụng trướng to, phù toàn thân là do.
A. Đờm hàn .               B. Đờm nhiệt.            C. Đờm thấp.                   D. Đờm táo .
* Nguyên nhân gây bệnh - Bất nội ngoại nhân - Đàm ẩm: 
- Phong đàm: hoa mắt , chóng mặt, miệng méo, mắt lệch.. - Nhiệt đàm: táo bón, đầu mặt nóng, đau họng…. 
- Hàn đàm: tay chân không cử động, đau trong cốt tủy, ho ra đàm lỏng, mạch trầm trì. 
- Thấp đàm: người nặng nề, mệt mỏi.

Câu 39 : Yếu tố ...............ảnh hưởng đến màu sắc của mặt.
A. Tinh thần .              B. Khí hậu .                 C. Thổ nhưỡng.                       D. Vận động .

Câu  40 : Bệnh chứng nào dưới đây liên quan đến nơi cư trú của bệnh nhân.
A. Trúng phong .         B. Choáng váng .                 
C. Sốt rét.                                    D. Ban chẩn.

Câu 41: Triệu chứng nào sau đây thuộc chứng thấp nhiệt.
A. Tức ngực                B. Đau nhức toàn thân       
 C. Táo bón             D. Tất cả đều sai
*Nguyên nhân gây bệnh:
Thấp: Có ngoại thấp và nội thấp
Đặc tính của thấp:
- Chứng nặng nề như đau khớp chân tay mình mẩy nặng nề, cảm mạo do cảm lạnh kèm thêm thấy mỏi nhừ toàn thân.
- Bài tiết ra các chất đục ( thấp trọc), như đại tiện lỏng, nước tiểu đục, chảy nước dục trong bệnh chàm.
- Thấp hay gần dính, nhớt: miệng dính nhớt, tiểu tiện khó ( sáp) khi gây bệnh khó trừ được nên hay tái phát như phong thấp.
- Thấp là âm tà hay làm tổn thương dương khí, gây trở ngại cho khí vận hành.
- Thấp làm dương khí của tỳ vị bị giảm sút, ảnh hưỏng đến sự vận hoá thuỷ thấp gây chứng phù thũng, ảnh hưởng đến vận hoá dồ ăn gây cá chứng bệnh về tiêu hoá như nhạt miệng, ăn kém, đầy bụng, ỉa chảy, mót rặn.
Các chứng bệnh hay gặp do phong thấp.
- Phong thấp: Đã nêu ở phần phong.
- Hàn thấp: Đã nêu ở phần hàn.
- Thấp chẩn: Bệnh chàm.
- Thấp nhiệt: Các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu sinh dục và tiêu hoá, như viêm gan, viêm đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo âm đạo, viêm bàng quang…
+ Chứng nội thấp (Do tỳ hư không vận hoá được thuỷ thấp).
- Ở thương tiêu: Đầu nặng, hoa mắt, tức ngực, chậm tiêu, miệng dính, ỉa chảy, chân tay nặng nề, mệt.
- Ở hạ tiêu: Phù ở chân, nước tiểu ít, đục, phụ nữ ra khí hư (đới hạ).

Câu 42 : Chứng mất ngủ, ra nhiều mồ hôi trộm thuộc ...
A. Can thịnh.               B. Tâm phiền.                    C. Tỳ hư.                                    D. Phế nghịch.
*Tạng tượng:
Tâm chủ về thần chí - Mồ hôi là dịch của Tâm. Tâm huyết không đầy đủ xuất hiện các triệu chứng bệnh như: hồi hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên

Câu 43 : Chứng nào dưới đây không xuất hiện tiêu chảy.
A. Thận dương hư.                                                    B. Tỳ vị suy yếu.
C. Can thận âm hư                                                    D. Tỳ thận dương hư.
* Hội chứng bệnh tạng thận:
- Thận âm hư: Người nóng, da khô, lòng bàn chân, tay nóng, người gầy, sốt chiều, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô,táo bón, tiểu ít và đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

Câu 44 : Triệu chứng tiểu lắt nhắt, kèm rát buốt thuộc chứng.
A. Thận tinh bất túc     B. Thận âm hư
C. Ứ huyết.    D. Thấp nhiệt bàng quang.

@Câu 45 : Bệnh nào dưới đây liên quan đến tuổi tác.
A. Thấp tý                   B. Thủy đậu            C. Cảm mạo             D. Phong nhiệt.

@Câu 46 : Trường hợp kết sỏi làm tắc niệu đạo thường đau...
A. Nhói.                   B. Quặn thắt.        C. Như điện giật.                                 D. Âm ỉ.

Câu 47 : Sợ lạnh không liên quan đến tình trạng.
A. Dương khí suy.   B. Cảm lạnh.        C. Phong thấp.       D. Hàn tà xâm nhập.
*Tứ chẩn - Vấn chẩn: Nhất vấn hàn - nhiệt
+ Bệnh mới bắt đầu có phát sốt, sợ lạnh là ngoại cảm biểu chứng
Sợ lạnh, chân tay lạnh, hơi thở ngắn gấp, người mệt mỏi vô lực, tự ra mồ hôi là dương hư.

Câu 48 : Chứng nào dưới đây không do ngoại phong.
A. Ngứa.             B. Tê dại nửa mặt.
C. Phù mí mắt.       D. Chi trên run lâu ngày .
*Nguyên nhân gây bệnh:
Phong có hai loại:
Ngoại phong là gió, chủ khí về xuân nhưng mùa nào cũng gây bệnh, hay phối hợp với các khí khác: hàn, thấp, nhiệt thành phong hàn, phong thấp, phong nhiệt.
Nội phong sinh ra do công năng của tạng can bất thường (can phong) xuất hiện các chứng: co giật, chóng mặt, hoa mắt…
Đặc tính của phong:
- Là dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể(đầu, mặt),và ở phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết: ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù…
- Di động và biến hoá: như đau các khớp, đau chỗ này chỗ khác, ngứa nhiều chỗ, biến hoá bệnh nặng, nhẹ mau lẹ.
Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong:
a. Phong hàn
- Cảm mạo do lạnh: ngạt mũi, chảy nước mũi, sợ lạnh, sợ gió, mạch phù.
- Đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp do lạnh.
- Ban chẩn dị ứng, viêm mũi dị ứng do lạnh.
b. Phong nhiệt
- Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng.
- Viêm khớp cấp.
c. Phong thấp
- Viêm khớp dạng thấp, thoái khớp.
- Đau các dây thần kinh ngoại biên.
+ Chứng nội phong (can phong): Do can khí thực kích động đến cân hay do can huyết hư không nuôi dưỡng cân:
- Sốt cao co giật
- Bệnh cao huyết áp do can thận âm hư làm can dương nôi lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…
- Các tai biến mạch máu não do nhũn não, chảy máu não do can huyết hư gây các chứng: liệt nửa người, chân tay co quắp…

Câu 49 : Tâm thần bế tắc có thể gây chứng.
A. Tức ngực.       B. Đau bụng .           C. Mệt mỏi.            D. Co giật.

Câu 50 : Chứng nào dưới đây không do đời sống cá nhân.
A. Tiêm chủng.       B. Chẩn trị .          C. Sở thích ăn uống.                           D. Thể chất vốn có

Câu 51 : Nguyên nhân hình thành chứng Khí hư ít gặp ở.
A. Bệnh nặng.   B. Tuổi già.      
C. Hao tổn tinh thần quá độ.                      D. Vận động nhiều. 
* Tinh, khí, huyết, thần, tân dịch:
- Khí hư: Thường gặp ở thời kỳ khỏi bệnh, ở người bệnh mạn tính, ở người già yếu. Triệu chứng: thở ngắn, yếu sức, cơ bắp teo nhẽo, tiêu hóa kém, tự ra mồ hôi, lưỡi bệu, mạch hư.

Câu 52 : Mất máu nhiều gây ra mặt nhợt, mạch vi tế là tình trạng.
A. Khí không nhiếp huyết.             B. Khí không dưỡng huyết.
C. Khí huyết ứ trệ.                                     D. Khí theo huyết thoát.
* M
ất máu lượng nhiều, khí theo huyết thoát, dẫn đến chứng khí thoát.
Chứng khí thoát: vã mồ hôi, tinh thần mệt mỏi vật vã, tay chân lạnh, mặt trắng nhợt, đoản hơi, mạch hư đại mà khâu. chứng khí thoát là tiền đề của chứng vong dương.
 Chứng vong dương: mồ hôi ra đầm đìa, đại tiện như nước không ngừng, hôn mê, bất tỉnh nhân sự, cơ thể lạnh, mắt nhắm miệng há, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ được, hơi thở yếu, chất lưỡi nhạt, mạch vi tế muốn tuyệt.

Câu 53 : Đặc trưng của Huyết ứ là.
A. Trướng đau.            B. Nhói đau.                 C. Lạnh đau.                                  D. Đau ngầ
* Nguyên nhân gây bệnh - Bất nội ngoại nhân:
Ứ huyết:
- Đặc tính: Vận hành khí huyết không thông.Nguyên nhân: có thể do khí hư, khí trệ.
- Biểu hiện: Đau cố định, không lan. Sưng thành khối.

Câu 54 : Chứng hồi hộp có trong hội chứng chung nào dưới đây.
A. Tâm huyết hư và đờm hỏa.                        B. Tâm âm hư và loạn thần.
C. Tâm huyết hư và Tâm dương hư.               D. Tâm khí hư và Ứ huyết. 
*Tạng tượng:
Tâm chủ về thần chí - Tâm huyết không đầy đủ xuất hiện các triệu chứng bệnh như: hồi hộp, mất ngủ, hay mê, hay quên.

Câu 55 : Thực chứng ở Phế KHÔNG phải do .......gây nên.
A. Phong hàn. B. Đàm ẩm . C. Hen suyễn. D. Thấp nhiệt.
*Thấp nhiệt: Các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu sinh dục và tiêu hoá, như viêm gan, viêm đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo âm đạo, viêm bàng quang…

Câu 56 : Chứng....... không phải của Phế khí hư.
A. Ho suyễn.                    B. Tự ra mồ hôi.  
C. Đàm trắng loãng.                             D. Sốt .
*Hội chứng bệnh tạng phế:
— Phế khí hư: Đoản hơi, tiếng nói yếu, tự hãn, mặt tái, lưỡi nhạt, mạch hư.

Câu 57 : Nguyên nhân gây chứng Phế âm hư.
A. Phong hàn .        B. Phong thấp .                     
C. Phong nhiệt.                         D. Ho lâu ngày

Câu 58 : Nguyên nhân nào dưới đây không gây chứng Tỳ khí hư.
A. Ăn uống thất thường. B. Tuổi già.
    C. Lo nghĩ lâu ngày.    D. Phòng the quá độ.

Câu 59 : Đặc trưng của khí trệ là.
A. Chóng  mặt.         B. Đầy tức đau đớn.   
   C. Buồn nôn.                                  D. Tay chân tê.

Câu 60 : Trên lâm sàng chứng nào dưới đây không do Tỳ thống huyết.
A. Nôn ra máu.        B. Lưỡi tím đốm ứ huyết.  
 C. Rong kinh.                                 D. Chảy máu mũi.
* Tạng tượng:
Tạng chủ về vận hoá nước và đồ ăn, thống huyết, chủ cơ nhục và tứ chi, khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ở môi.
Tỳ khí hư không thống huyết, gây các chứng xuất huyết như rong huyết, đại tiện ra máu lâu ngày…

Câu 61 : Tính chất cơn đau của Vị dương hư là.
A. Đau ngầm.    B. Lạnh đau.  C. Đau từ từ.   D. Đau từng cơn.

Câu 62 : Đại trường thấp nhiệt gồm triệu chứng sau.
A. Đau bụng, tiêu chảy.                                  B. Đau bụng kiết lỵ ra máu.
C. Đau lạnh bụng.                                          D. Đau bụng nóng rát.
 * Thấp nhiệt: Các bệnh nhiễm trùng ở đường tiết niệu sinh dục và tiêu hoá, như viêm gan, viêm đường dẫn mật, lỵ, ỉa chảy nhiễm trùng, viêm phần phụ, viêm niệu đạo âm đạo, viêm bàng quang…

Câu 63 : Chứng.......không thuộc bệnh của Can.
A. Tinh thần uất ức.        B. Chi trên tê dại.             
C. Vàng da.                  D. Chi dưới liệt.
*Tạng tượng:
Can chủ về tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân, khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, móng chân. Có quan hệ biểu lý với đởm.

Câu 64 : Bệnh chứng sau thuộc về Đởm.
A. Đắng miệng .        B. Vàng da.        C. Sợ sệt.    D. Tất cả đều đúng.
* Lục phủ:
Đởm có quan hệ biểu lý với can, chứa chất mật do can bài tiết. Mật giúp cho việc tiêu hoá đồ ăn. Khi có bệnh ở đởm thường xuất hiện chứng vàng da, miệng đắng, nôn mửa ra chất đắng.
Đởm còn có chức năng về tinh thần, chủ về quyết đoán.
Can và đởm có quan hệ biểu lý, can chủ về mưu lự, đởm chủ về quyết đoán.

Câu 65 : Khi Can dương thịnh hay Can hỏa vượng, thường có chung đặc điểm.
A. Chóng mặt nhức đầu.              B. Chóng mặt, chân tay lạnh.
C. Chóng mặt, mặt xanh nhợt.    D. Chóng mặt,đau bụng.
*Hội chứng bệnh tạng can:
- Can nhiệt (can hỏa): Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mặt nóng đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.

Câu 66 : Chứng nào dưới đây thuộc Phế nhiệt.
A. Sốt ho, đau họng.    B. Hắt hơi sổ mũi.
C. Nói nhỏ, ho không đàm.     D. Tức ngực khó thở.
*Hội chứng bệnh tạng phế:
- Phế nhiệt: (phong nhiệt phạm phế): sốt, đau, rát họng, không sợ lạnh, ho cơn đờm đặc, lưỡi đỏ, rêu vàn, mạch sác.


Câu 67 : Chứng nào dưới đây không phải nguyên nhân từ rối loạn chức năng Thận.
A. Thấp nhiệt.        B. Bẩm sinh bất túc.                  
C. Tinh yếu.                               D. Tuổi già.
* Tạng tượng: Thận chủ về tàng tinh, chủ cốt tuỷ, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp khí, chủ thuỷ, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm và vinh nhuận ra tóc.

Câu 68 : BN chóng mặt ù tai, miệng khô khát, tân dịch ít, đau lưng.Đó là bệnh chứng do…
A. Thận âm hư.                                           B. Thận dương hư.
C. Tỳ thận dương hư.                                     D. Tâm thận dương hư.
* Hội chứng bệnh tạng thận:
- Thận âm hư: Đau lưng, chóng mặt , ù tai, người nóng, da khô, lòng bàn chân, tay nóng, người gầy, sốt chiều, ra mồ hôi trộm, môi miệng khô, táo bón, tiểu ít và đậm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.


Câu 69 : Theo bảng quy loại ngũ hành, trong cơ thể người, CÂN thuộc hành :
A. Mộc                             B. Thủy                            C. Hỏa                                         D. Thổ

Câu 70 : Triệu chứng sau là biểu hiện của Thận khí hư.
A. Gò má đỏ.        B. Di mộng tinh.     C. Lạnh sống lưng.    D. Tiểu đêm nhiều.
* Hội chứng bệnh tạng thận:
- Thận khí hư: Phù thũng; hen suyễn; di hoạt tinh; tiểu đêm; liệt dương, lãnh cảm. Lưỡi bệu nhạt, mạch trầm nhược.

Câu 71
Một doanh nhân  0 tuổi, có tiền căn tăng huyết áp. Trước nhập viện 1 ngày, bệnh nhân được tin con mình thua chứng khoán.Bệnh nhân bất tỉnh.Theo anh ( chị), bệnh nhân bị tổn thương:
A. Tạng Can.          B. Tạng Tâm.            C. Tỳ.           D. Phế.

Câu 72 : Ho đờm, khàn tiếng đau lưng mỏi gối, sốt cơn ra mồ hôi trộm, lưỡi đỏ. Đó là chức năng……………hư.
A. Thận âm .        B. Phế thận.            
C. Phế, thận âm.                             D. Can hỏa.

Câu 73 : Hiện tượng CHÂN HÀN GIẢ  NHIỆT là:
A. Bản chất bệnh là nhiệt.                                          
B. Bản chất bệnh là hàn. 
C. Biểu hiện bệnh là nhiệt. 
D. Biểu hiện bệnh là hàn.

Câu 74 : Đặc điểm của Phong hàn phạm phế .
A. Ho suyễn, đàm trắng loãng.                                        B. Ho khan ít đàm.
C. Ho đàm, đau mình mẩy.                                                 D. Ho đàm hắt hơi sổ mũi. 
*Hội chứng bệnh tạng phế:
- Phê hàn (phong hàn phạm phế): Hắt hơi, sổ mũi nước trong, ho đờm loãng, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng bóng, mạch phù.
- Phế nhiệt: (phong nhiệt phạm phế): sốt, đau, rát họng, không sợ lạnh, ho cơn đờm đặc, lưỡi đỏ, rêu vàn, mạch sác.
 

Câu 75 : Triệu chứng nào sau là đặc trưng của Can hỏa vượng.
A. Buồn nôn, ói mửa.
B. Tức ngực khó thở.
C. Đau bụng.
D. Đau đầu ói ra máu. 
*Hội chứng bệnh tạng can:
- Can nhiệt (can hỏa): Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mặt nóng đỏ, mắt đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác.
Can hỏa vượng quá mức, làm can không tàng huyết được gây thổ huyết.


Câu 76 :
Biểu hiện của CHỨNG HƯ là
A. Tiếng nói nhỏ, thở ngắn. 
B. Nói nhiều, nói to, thở dốc.
C. t nói, cự án, mạch sác.
D. t nói, thiện án, mạch sác.

Câu 77 : Không dùng Tiêu pháp trong trường hợp sau:
A. Đầy trước bụng.                    B. Sưng nóng đỏ đau do viêm khớp.
C. Ho do viêm phế quản.           D. Phụ nữ có thai.
* Bát pháp:
Tiêu pháp là phép dùng thuốc có tác dụng tiêu thực hoạt huyết , hành khí làm thông ứ trệ , tan các khối kết,kích thích tiêu hóa.
- Chỉ định: ăn uống không tiêu (kích thích tiêu hóa), đau do co thắt,đầy chướng (Hành khí), đau cố định sưng nóng đỏ thường đau điểm cố định (Hoạt huyết),giảm ho tiêu đàm,lợi tiểu.
 - Chống chỉ định : người đang mang thai , thận trọng với người suy kiệt.


Câu 78 : Theo Bát cương, BIỂU – LÝ   mô tả......
A. Tính chất bệnh.                                                               B. Thời gian bệnh. C. Vị trí bệnh.                                                                  D. Trạng thái bệnh. 

Câu 79 : Quân dược là vị thuốc.
A. Chữa các triệu chứng chính.               B. Chữa triệu chứng phụ có liên quan bệnh chính. C. Tăng hoạt tính của thuốc.     D. Điều hòa các vị thuốc

@Câu 80 : Bệnh viêm gan cấp và mãn thuộc hội chứng bệnh của....
A. Đởm.       B. Tỳ - vị.              C. Phế - đại trường.                    D. Can – Tỳ.

Câu 81 : Dược liệu dùng trong Ôn pháp có tính.
A. Cay, nóng.                    B. Cay, mát.                     
C. Ngọt, nóng.                                  D. Ngọt, mát.

@Câu 82 : Khi BN đến khám tại phòng khám trên 3 lần thì nên.
A. Cho vào điều trị nội trú.                             B.Hội chẩn tại Phòng khám.
C.Tiếp tục điều trị ngoại trú.                          D. Cho làm các xét nghiệm.

Câu 83 : Một người thường tiêu lỏng,mệt mỏi đuối sức,hai chân phù thũng.Bệnh liên quan đến rối loạn chức năng tạng.
A. Tâm.                            B. Tỳ.            
  C. Thận.                                         D. Phế.
*Tạng tượng:
Tỳ chủ về vận hoá nước và đồ ăn, thống huyết, chủ cơ nhục và tứ chi, khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ở môi.
Tỳ hư: rối loạn tiêu hoá, ăn kém, ỉa chảy, mệt mỏi, gầy, phù thũng, cổ trướng…

@Câu 84 : Tên bệnh dưới đây tên nào được đặt theo tính chất của bệnh. 
A. Chán ăn.            B. Ma chẩn.         
            C. Cảm mạo.              D. Thử ôn. 

@Câu 85 : Chọn tên bệnh nào dưới đây được đặt theo tình trạng của bệnh.
A. Giải lô.                        B. Thổ tả.        
 C. Phong thấp.                D. Quáng gà.

@Câu 86 : Tên bệnh nào dưới đây được đặt theo nguyên nhân cộng với bệnh lý.
A. Phế ung ( Abces phổi ).                        B. Cổ trướng.     
C. Uốn ván rốn.                                                           D. Nấc cụt. 

@Câu 87 : Tên bệnh nào sau lấy triệu chứng chính để đặt.
A. Teo cơ.                        B. Hồi hộp.            C. Tạng độc.    D. Thoát vị rốn.

Câu 88 :     Ý nghĩa của việc hỏi tiền sử gia đình là để.
A. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.                 B. Biện chứng luận trị.
C. Phòng bệnh.                                               D. Tiên lượng bệnh.

@Câu 89 : Người hoàn thành phần ghi chép quá trình bệnh  đầu tiên là.
A. Điều dưỡng phòng khám.                          B. Y sĩ phòng khám.
C. Bác sĩ phòng khám.                                   D. Bác sĩ khoa nội trú.

Câu 90 : Hoàn cảnh nơi ở và tình trạng dị ứng của bệnh nhân nên ghi vào phần.
A. Bệnh sử cá nhân.                                        B. Tiền sử cá nhân.
C. Tiền sử gia đình.                                        D. Tiền sử gia tộc.

Câu 91 : Bệnh chứng nào dưới đây không thuộc bệnh của Thận tinh.
A. Trẻ con chậm phát triển trí tuệ.        B. Liệt mềm hai chân.
C. Phụ nữ vô sinh. D. Di tinh,hoạt tinh.
* Tạng tượng: Thận chủ về tàng tinh, chủ cốt tuỷ, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp khí, chủ thuỷ, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm và vinh nhuận ra tóc.

Câu 92 : Thần chí uất ức không thư thái thường thấy Bệnh nhân biểu hiện.
A. Hắt xì.        B. Nấc cụt.                C. Thở dài.    D. Thở ngắn hụt hơi.
* Can khí uất kết biểu hiện: ngực sườn đầy tức, u uất, hay thở dài, kinh nguyệt không đều, thống kinh…
Câu 93 : Sốt co giật hoặc liệt ½ người có nguyên nhân do.
A. Ngoại phong.        B. Nội phong.              C. Nội hàn.    D. Ngoại hàn.
*Nguyên nhân gây bệnh:
Phong có hai loại: Ngoại phong và Nội phong
+ Chứng nội phong: Do can khí thực kích động đến cân hay do can huyết hư không nuôi dưỡng cân:
- Sốt cao co giật
- Bệnh cao huyết áp do can thận âm hư làm can dương nôi lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt…
- Các tai biến mạch máu não do nhũn não, chảy máu não do can huyết hư gây các chứng: liệt nửa người, chân tay co quắp…


Câu 94 : Đặc tính của Hàn khi gây đau có tính chất.
A. Đau buốt, ít di chuyển.                           B. Đau âm ỉ.
C. Đau như điện giật.                                     D. Đau căng tức.
* Nguyên nhân gây bệnh - Lục dâm
Hàn có hai loại: Ngoại hàn do lạnh, Nội hàn là do dương khí của cơ thể kém làm các cơ năng giảm sút gây ra bệnh.
Đặc tính của hàn
- Hàn là âm tà hay tổn thương dương khí.
- Hàn hay ngừng trệ, hay gây đau tại chỗ.

- Hàn hay gây co rút, làm bế tắc lại.
Câu 95  : Đặc tính của Phong hay gây bệnh phần...cơ thể.
A. Trên.        B. Giữa.                     C. Dưới.                     D. Tứ chi. 
*Nguyên nhân gây bệnh:
Phong - Đặc tính của phong:
- Là dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trên của cơ thể (đầu, mặt),và ở phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết: ra mồ hôi, sợ gió, mạch phù…
- Di động và biến hoá: như đau các khớp, đau chỗ này chỗ khác, ngứa nhiều chỗ, biến hoá bệnh nặng, nhẹ mau lẹ.

Câu 96 : Lục dâm thường gây chứng.
A. Rối loạn cơ năng tạng phủ.                                  B. Phong hàn.
C. Lo âu mất ngủ .                                                    D. Rối loạn kinh nguyệt. 

Câu 97 : Viêm bàng quang, hoàng đản được xếp vào chứng do.
A. Phong nhiệt.        B. Hàn thấp.        C. Thấp nhiệt.               D. Táo tà. 

Câu 98 : Nội táo gây ra tình trạng....bị giảm sút.
A. Tạng phủ .        B. Cân cơ.              C. Xương cốt.    D. Khí huyết tân dịch. 
*Nguyên nhân gây bệnh:
Táo có hai loại: Ngoại táo (độ khô chủ khí về mùa thu). Nội táo (do tân dịch, khí, huyết bị giảm sút)
Câu 99 : Nhóm Nguyên nhân nào sau đây do Lục dâm gây ra.
A. Ăn uống thất điều.        B. Lao thương.              
C. Ôn dịch.    
                       D. Bẩm sinh. 

Câu 100 : Ăn uống thất điều thường gây nên...
A. Tâm căn suy nhược.                                B. Rối loạn chuyển hóa.  
   C. Bệnh Y sinh.           D. Bệnh bẩm sinh.

Câu 101 : Để xác định bệnh chứng có do phong , Vấn chẩn thường hỏi...
A. Đau ở đâu.                                       B. Đau nhiều hay ít.
C. Đau có di chuyển.                            D. Đau tăng giảm khi nào. 

Câu 102: Chẩn đoán nào sau đây chỉ trạng thái của bệnh.
A. Biểu - Lý.        B. Hàn – Nhiệt.      C. Hư – Thực.       D. Âm - Dương. 
*Bát cương:
- Biểu Lý là 2 cương lĩnh để tìm vị trí nông sâu của bệnh, đánh giá tiên lượng và đề ra các phương pháp chữa bệnh thích hợp.
- Hàn Nhiệt là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá tính chất của bệnh.
- Hư Thực là 2 cương lĩnh dùng để đánh giá trạng thái người bệnh và tác nhân gây bệnh.
- Âm Dương: Âm chứng thường bao gồm các chứng hư và hàn; Dương chứng gồm các chứng thực và nhiệt. 


Câu 103 : Chẩn đoán nào dưới đây cho thấy sức đề kháng còn tốt.
A. Hư chứng.        B. Thực chứng.       C. Âm chứng.    D. Dương chứng.
Câu 104  : Tiêu pháp được dùng để chữa chứng nào dưới đây.
A. Táo bón.                      B. Đau sưng nóng đỏ. 
         C. Tiêu chảy.                        D. Sốt cao. 
* Bát pháp:
Tiêu pháp là phép dùng thuốc có tác dụng tiêu thực hoạt huyết , hành khí làm thông ứ trệ, tan các khối kết, kích thích tiêu hóa.
- Chỉ định: ăn uống không tiêu (kích thích tiêu hóa), đau do co thắt,đầy chướng (Hành khí), đau cố định sưng nóng đỏ thường đau điểm cố định (Hoạt huyết),giảm ho tiêu đàm,lợi tiểu.

Câu 105  Bổ pháp là phép chữa được dùng để.
A. Nâng cao chính khí.          B. Điều hòa rối loạn tạng phủ. C. A,B đúng.                            D. A,B sai.
* Bát pháp:
- Bổ pháp là phép nâng cao chính khí, tăng cường hay điều hòa chức năng của tạng phủ .Gồm bổ dương, bổ âm, bổ khí, bổ huyết.


Câu 106  : Dùng phép chữa nào sau đây cho trường hợp teo cơ cứng khớp.
A. Bổ âm.                         B. Bổ dương.       
   C. Bổ khí.                                D. Bổ huyết.
* Bát pháp:
Bổ pháp là phép nâng cao chính khí, tăng cường hay điều hòa chức năng của tạng phủ .Gồm bổ dương, bổ âm, bổ khí, bổ huyết.
+ Bổ âm:
- Chỉ định : Dùng chữa chứng âm hư ( già yếu khô khát,hồi hộp ho máu,sốt cao kéo dài…).Thường gặp trong bệnh chứng SNTK, lao ,cao huyết áp,đau nhức xương…
- Chống chỉ định : Người thực chứng, người dương hư
+ Bổ dương:
- Chỉ định : Chữa cho ngƣời dƣơng hƣ ( SNTK, lão suy, già yếu đau lƣng mỏi gối…)
-Chống chỉ định : Không dùng cho ngƣời âm hư.
+ Bổ khí :
- Chỉ định:Chữa cho người khí hư (SNCT, viêm đại tràng mãn tiêu chảy kéo dài,sa nội tạng)
+ Bổ huyết :
- Chỉ định : Chữa chứng huyết hư như da xanh tái hoa mắt chóng mặt, móng tay chân khô,kinh nguyệt ít chậm..Thường gặp trong thiếu máu do nhiều nguyên nhân, SNCT, teo cơ,cứng khớp
Câu 107 : Tàng trữ, mềm mại đi xuống là thuộc tính của
A. Kim.                             B. Mộc.             C. Thủy.               D. Hỏa. 

Câu 108  : Bệnh cảnh nào dưới đây giống thuộc tính của Hỏa.
A. Sốt.                              B. Đau bụng.         
C. Tiêu chảy.                                 D. Gầy sút. 

Câu 109  : Theo Bảng quy loại ngũ hành, giận dữ quá thường hại.
A. Tâm.                            B. Can.                   C. Tỳ.                     D. Phế. 

Câu 110 :   Ý  nghĩa của Tương vũ trong Ngũ hành là...
A. Khắc quá yếu.                                            B. Khắc quá mạnh.
C. Giúp đỡ quá ít.                                           D. Giúp đỡ quá nhiều.
*Ngũ hành
- Tương sinh: Thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách (hành nọ sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia)
- Tương khắc: Chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách (hành hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia).
- Tương thừa: Hành nọ, tạng nọ khắc hành kia, tạng kia quá mạnh.
- Tương vũ: Hành nọ, tạng nọ không khắc được (khắc quá yếu) hành kia, tạng kia.

Câu 111  : Theo học thuyết Âm Dương, mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên đều: 
A. Mâu thuẫn.                               B. Độc lập.
C. Đối lập & thống nhất.             D. Có đôi và vận động.
* Âm Dương
 Định nghĩa: Sự vật hiện tượng kể cả con người luôn luôn có mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau,không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là Học thuyết âm dương.
Các quy luật Âm Dương
1. Âm dương đối lập nhau:
Đối lập là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt âm dương, nhưng thống nhất tồn tại trong mọi sự vật hiện tượng.
2. Âm dương hỗ căn:
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.
3. Âm dương tiêu trưởng:
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương.
4. Âm dương bình hành:
Hai mặt âm dương tuỵ đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn lặp lại được thế thăng bằng, thế quân bình giữa hai mặt.

Câu 112 : Đặc điểm của Hỏa là:
A. Phát động phát sinh ,vươn toả, khởi đầu   B. Tàng trữ,mềm mại,đi xuống
C. Phát nhiệt, tiến triển, bốc lên                      
D. Tiết xuất,ôn hoà, nhu dưỡng, sinh sản
* Nguyên nhân gây bệnh - Ngoại nhân:
Hoả có đặc tính:  Gây sốt và chứng viêm nhiệt ở phần trên, đốt tân dịch, gây xuất huyết.

Câu 113  : Theo học thuyết Ngũ hành, hành Hỏa liên quan đến tạng:
A. Can.                  B. Tâm.                            C. Tỳ.                    D. Phế.

Câu 114  : Theo học thuyết ngũ hành, sao dược liệu với muối thì sẽ dẫn thuốc vào tạng …
A. Tâm.                  B. Tỳ.                               C. Phế.                   D. Thận. 

Câu 116 : Theo học thuyết ngũ hành, sao dược liệu với giấm thì sẽ dẫn thuốc vào tạng …
A. Tâm.                  B. Can.                             C. Phế.                    D. Thận.

Câu 117 
: Theo học thuyết Ngũ hành, vị ĐẮNG thuộc hành nào?
A. Tâm.                  B. Can.                             C. Phế.                               D. Thận.

Câu 118: Khi xem mạch: ấn hơi mạnh thấy mạch không đập nữa, thành mạch mềm như không có sức . Đó được gọi là …
A. Mạch vô lực                B. Mạch hữu lực            C. Mạch tế sác                                    D. Mạch trì 

Câu 119  : Khi vọng thần sắc nhận thấy: bệnh nhân tỉnh táo, mắt sáng, mọi cử chỉ tiếp xúc tốt... Đó là tình trạng :
A. Còn thần, bệnh nhẹ                                       B. Không còn thần, bệnh nặng
C. Giả thần, cần theo dõi chặt chẽ                       D. Thần xấu, tiên lượng xấu

Câu 120 : Khi xem chất lưỡi thấy chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, môi khô, họng khô, mạch nhanh, bệnh phản ánh tình trạng nào dưới đây:
A. Hư chứng                    B. Thực chứng                
C. Nhiệt chứng                               D. Hàn chứng
* Bát cương:
- Nhiệt chứng (nhiệt thịnh): Sốt, thích mát, mặt đỏ, mắt đỏ, tay chân nóng, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác.

Câu 121 : Tự ra mồ hôi trộm, chân tay vô lực, Tinh thần mệt mỏi thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
A. Hư chứng                    B. Thực chứng                
C. Nhiệt chứng                     D. Hàn chứng
* Bát cương:
- Hư chứng: Là
 chính khí suy nhược và sự phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh giảm sút. Gồm: Âm hư, Dương hư, Khí hư và Huyết hư. Biểu hiện: tinh thần yếu đuối, sắc mặt trắng bệch, người mệt mỏi không có sức, gầy, hồi hộp, thở ngắn, tự ra mồ hôi hay mồ hôi trộm, đi tiểu luôn hay không tự chủ, chất lưỡi nhạt, mạch tế nhược …
- Thực chứng: Do cảm phải ngoại tà hay do khí trệ, huyết ứ, đàm tích, ứ nước, giun sán gây ra bệnh. Biểu hiện: Tiếng thở thô mạnh, phiền táo, ngực bụng đầy trướng, đau cự án, táo, mót rặn, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu gắt, rêu lưỡi vàng, mạch thực hữu lực.

Câu 122 : Sắc mặt bệnh nhân đỏ bừng kèm theo sốt cao thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
A. Âm thịnh                       B. Dương thịnh
C. Âm hư                      D. Dương hư 
                
Câu 123  : Bệnh nhân nói nhỏ, thều thào không ra hơi, thuộc chứng bệnh nào dưới đây:
A. Dương chứng              B. Thực chứng                
C. Hư chứng                   D. Hàn chứng

Câu 124 : Mạch phù phản ánh bệnh ở vị trí nào dưới đây:
A. Biểu                  B. Phủ tạng              
C. Bán biểu, bán lý                               D. Lý

Câu 125 : Mạch sác phản ánh bệnh thuộc chứng nào dưới đây:
A. Nhiệt chứng                B. Hàn chứng                   C. Phong chứng                    D. Thấp chứng

Câu 126 : Khi xem mạch cần phối hợp với…để chẩn đoán chính xác.
A. Vọng.                B. Văn                   
C. Vấn                    D. Tất cả đều đúng.

Câu 127 : Phúc chẩn là sờ nắn…bệnh nhân.
A. Bụng.                                     B. Lưng                                                
 C. Mặt                                        D. Tay chân

Câu 128 : Giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm thuộc nguyên nhân gây bệnh nào dưới đây:
A. Phong hàn                   B. Nội phong         
C. Phong thấp                  D. Phong nhiệt
*Nguyên nhân gây bệnh:
Phong - Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong:
a. Phong hàn
b. Phong nhiệt
- Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
- Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng.
- Viêm khớp cấp.
c. Phong thấp
   
                    
Câu 129 : Các bệnh viêm khớp, phù dị ứng, chàm do …gây ra.
A. Phong hàn                   B. Hàn thấp                 
 C. Phong thấp                 D. Phong nhiệt
*Nguyên nhân gây bệnh:
Phong - Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong:
Phong nhiệt
- Cảm mạo có sốt, giai đoạn đầu các bệnh truyền nhiễm: sốt, sợ gió, không sợ lạnh, họng đau đỏ, nước tiểu vàng, chất lưỡi và rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
- Viêm màng tiếp hợp theo mùa, dị ứng.
- Viêm khớp cấp.
              
Câu 130 : Màu sắc có liên quan đến tạng Can là .
A. Đỏ.                    B. Xanh.                           C. Vàng.                    D. Trắng.

Câu 131 : Mạch trì có tốc độ:
A. <   60 nhịp/phút.          B. 60 - 70 nhịp/phút.
C. 70 - 80 nhịp/phút.          D. > 80 nhịp/phút.
*Mạch chẩn:
 - Mạch P : Ấn nh thấy mạch
- Mạch trầm: Ấn mạnh mới thấy mạch
- Mạch trì: Chm < 60 ln/phút.
- Mạch Sác : Nhanh > 90ln/ phút.
- Mạch hoạt : Mạch đi trơn tru .
- Mạch sáp : mạch đi khó khăm

Câu 132 : Các đôi tạng phủ có quan hệ biểu lý với nhau:
A. Can – Tiểu trường.                              B. Tỳ - Đởm.
C. Thận – Bàng quang.                          D. Tâm – Tam tiêu. 

Câu 133 : Tạng Can khai khiếu ở:
A. Mắt.                             B. Mũi.                 
C. Môi.                               D. Miệng.

Câu 134 : Pháp Hãn là làm cho:
A. Ra mồ hôi.                   B. Nôn ra.   
     C. Hạ sốt.                     D. Tiêu thông lợi.

Câu 135 : Phép Hòa dùng cho bệnh ở:
A. Biểu.                            B. Lý.   
            C. Bán biểu bán lý.               D. Tạng phủ.
* Bát pháp:
Hòa pháp là phép chữa ở bán biểu bán lý hay hòa giải mối quan hệ bất hòa giữa tạng phủ như Can vị bất hòa, Can tỳ bất hòa. 

CHỌN CÂU ĐÚNG –SAI.
Câu 136 Viêm kết mạc mắt là do Tạng Tỳ không nhiếp huyết.
A. Đúng .                                                                  B. Sai.
* Viêm kết mạc mắt do phong nhiệt.

Câu 137 : Tạng Tâm thúc đẩy huyết dịch đi nuôi cơ thể và chủ gân cốt.
A.Đúng .                                                                         B.Sai.
*Can: Can chủ về tàng huyết, chủ về sơ tiết, chủ cân.

Câu 138 : Giúp Tỳ tưới nước cho cơ thể và đem nước ra ngoài là do chức năng Tạng Thận.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
*Thận chủ về khí hoá nước: Thận khí có chức năng khí hoá nước tức là đem nước do đồ ăn uống đưa tới nước cho tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài.

Câu 139 : Để giúp tạng phủ vận động thông suốt đó là Can chủ sơ tiết.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
* Can chủ về sơ tiết giúp cho sự vận hành của khí các tạng phủ được dễ dàng, thông suốt, thăng giáng được điều hoà.
Câu 140 : Mồ hôi ra nhiều là do chức năng Thận chủ thủy không tốt.
A.Đúng .                                                                     B.Sai.
*Phế chủ bì mao: Bì mao là gồm da, lông, tuyến mồ hôi.
Câu 141 : Đứa trẻ đần độn, chậm phát triển trí tuệ là do chức năng của Tâm.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
*Thận tàng tinh, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể.
Câu 142 : Bệnh nhân tiểu khó, gắt là do Bàng quang thấp nhiệt.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.

Câu 143 : Cơ nhục nhão, da vàng nhợt là do Tỳ không vận hóa được thủy thấp  :
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
*Tỳ chủ về vận hoá, thống huyết, chủ cơ nhục và tứ chi...

Câu 144 : Sốt cao, kèm ho đàm vàng đục, khô khát nước là do Phế hư.
A.Đúng .                                                                        B.Sai.
* Phế nhiệt: sốt, đau, rát họng, không sợ lạnh, ho cơn đờm đặc, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác.
— Phế khí hư: Đoản hơi, tiếng nói yếu, tự hãn, mặt tái, lưỡi nhạt, mạch hư.
 Phế âm hư: Ho khan gầy sút, môi đỏ, gò mà hồng, lưỡi hơi đỏ, mạch tế sác, đạo hãn, sốt về chiều, ho ra máu.
- Phế thực: Tức ngực, khó thở kèm tiếng cò cử gặp trong cơn hen phế quản.
Câu 145 : Chất cặn bã xuống được 
Đại trường là do chức năng hấp thu của Phủ.
A.Đúng .                               B.Sai.
* Tạng phủ:
Tạng là các bộ phận cơ thể có chức năng chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch. Có 5 tạng: tâm (phụ là tâm bào lạc), can, tỳ, phế, thận.
Phủ là các bộ phận của cơ thể có chức năng thu nạp, tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài. Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang và tam tiêu và một số phủ đặc biệt (phủ kỳ hằng).

Câu 146 : Khí là do Trời và Đất cung cấp cho Con người.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
* Tinh, khí, huyết, thần, tân dịch:
 Khí: Là chất dinh dưỡng (có nguồn gốc từ thức ăn) vận hành trong cơ thể.  Là sự hoạt động của các tạng phủ, khí quan trong cơ thể.
Khí: Khí tiên thiên (bẩm thụ từ thiên nhiên) và khí hậu thiên (từ thức ăn).
Phân loại: Nguyên khí, Tông khí, Dinh khí, Vệ khí

Câu 147 : Để đưa nước tưới cho cơ thể và ra ngoài là do Thận khí hóa tại Bàng quang.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
*Thận khí có chức năng khí hoá nước tức là đem nước do đồ ăn uống đưa tới nước cho tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài.
148 : Trí nhớ giảm sút, thường hay lẫn lộn, đó là do Can không sơ tiết được.
A.Đúng .                                    B.Sai.
*Tâm chủ về thần chí - Thần chí là các hoạt động về tinh thần, tư duy
Câu 149 : Phù thũng là do thận không khí hóa được nước.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
*Thận chủ thủy.

Câu 150 : Hen suyễn là do Thận không nạp được khí, Phế không tuyên giáng được.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
*Thận chủ nạp khí: Thận hư không nạp được phế khí làm phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, khó thở
*Phế chủ tuyên giáng: Phế bệnh gây có các triệu chứng như tức ngực, ngạt mũi, khó thở…khó thở, suyễn tức...
Câu 151 : Di mộng tinh là do Thận không Bế - Tàng khí được.
                                                      B.Sai.
*Thận tàng tinh.

Câu 152 : Đau tức ngực sườn, kèm đau rát thượng vị là do Can khí uất.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
* Can chủ sơ tiết.

Câu 153 : Bệnh ngất xỉu, da xanh, chân tay lạnh là do Tâm hàn.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
* Hội chứng bệnh tạng tâm:
- Tâm hàn (tâm dương hư): đau tức vùng ngực trái, chân tay lạnh, mặt xanh tái, có khi ngất xỉu.
- Tâm nhiệt (Tâm hỏa thịnh): sốt cao, mê sảng (giai đoạn toàn phát bệnh nhiễm) loét lưỡi, lở miệng ...

Câu 154 : Hệ thống Can – Đởm là hệ thống của Hệ vận động, tư duy và tuần hoàn.
A.Đúng .                                      B.Sai.
*Can tàng huyết, chủ sơ tiết, chủ cân... Can chủ mưu lự, đởm chủ quyết đoán.

Câu 155 : Muốn dẫn thuốc vào tạng Phế, khi sao thuốc cần tẩm với muối .
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
* Vận dụng ngũ vị bào chế thuốc: sao với giấm đi vào can; sao với muối đi vào thận; sao với đường đi vào tỳ; sao với gừng đi vào phế

Câu 156 : Theo bảng quy loại NGŨ  HÀNH, mắt biểu hiện của Can .
A.Đúng .                                                     B.Sai. 

Câu 157 : Tính chất của hành MỘC là Phát sinh, vươn tỏa.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
*- Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).
  - Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).
  - Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).
  - Kim: có tính chất thu lại (Thu).    
  - Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).

Câu 158 : Một nguyên tắc chữa bệnh của YHCT là Mẹ thực bổ con.
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
* Ngũ hành: Nguyên tắc chữa bệnh: hư thì bổ mẹ, thực thì tả con.

Câu 159 : Quy luật Tương sinh trong Ngũ hành nghĩa là  Kiềm chế ,giám sát
A.Đúng .                                                                   B.Sai.
*Ngũ hành
- Tương sinh: Thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách (hành nọ sinh hành kia, tạng nọ sinh tạng kia)
- Tương khắc: Chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách (hành hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia).

Câu 160 : Theo bảng quy loại ngũ hành, trong cơ thể người,
TIỂU TRỪỜNG thuộc hành Mộc                                                                  
A.Đúng .                                                           B.Sai.

 Câu 161: Theo Bát cương, HÀN – NHIỆT mô tả Tính chất bệnh.
A.Đúng .                                                           B.Sai.

Câu 162 : Trong tiết chế dinh dưỡng Vị đắng quá thường gây hại Tâm
A.Đúng .                                                     B.Sai.

Câu 163 :  Hạ pháp dùng để chữa chứng Táo bón.
A.Đúng .                                                     B.Sai.
*Bát pháp – Hạ pháp:
Là phép chữa dùng thuốc có tác dụng tẩy sổ hay nhuận tràng để: Chữa táo bón,  Hạ sốt, Chữa cổ trƣớng
Thuốc: Đại hoàng ,Muồng trâu…          
Chống chỉ định: Bệnh còn ở biểu, ngƣời già yếu, có thai hoặc mới sinh.

Câu 164 : Không dùng quá nhiều vị ngọt vì dễ hại Tỳ.
  A.Đúng .                                                     B.Sai.

Câu 165 : Biểu – Lý là hai cương lĩnh để chẩn đoán vị trí của bệnh..
A.Đúng .                                                                   B.Sai.

PHẦN BỔ SUNG: 
ÂM DƯƠNG
CÂU  1: Quy luật Âm Dương đối lập là quy luật diễn tả sự:
A. Mâu thuẫn, thống nhất.
B. Mâu thuẫn, đối lập.
C. Hỗ trợ, giúp đỡ.
D. Quân bình, thống nhất.
CÂU  2: Về cấu tạo cơ thể, khái niệm nào sau đây thuộc về âm:
A. Khí.
B. Lưng.
C. Khí, huyết.
D. Tạng.
 CÂU 3: Trong biểu tượng của âm dương có:
A. Một phần âm và dương.
B. Một phần dương và âm.
C. Trong âm có dương, trong dương có âm.
D. Trong dương có nhân âm.
CÂU  4: Trong thiên nhiên, khái niệm nào sau đây thuộc về âm:
A. Đất.
B. Mặt trời.
C. Trên.
D. Ngoài.

TINH KHÍ HUYẾT THẦN TÂN DỊCH
(Bài này hơi rắc rối, mình hệ thống hóa lại kiến thức theo bài thầy giảng và sách SGK, bổ sung thêm vài câu hỏi tương tự cho hiểu bài)
Câu 1: Tinh khí là nguồn gốc của cơ thể. A. Đúng.          
Câu 2:
Tinh tiên thiên là tinh do cha mẹ truyền lại cho con  A. Đúng.         
Câu 3:
Tinh hậu thiên: Có nguồn gốc từ thức ăn A. Đúng
Câu 4:
Tinh sinh dục là tinh của Thận, liên quan đến phát dục và sinh dục
A. Đúng.         
*  TINH: Là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ thể và dinh dưỡng cơ thể, gồm: 
1. Tinh tiên thiên: Là tinh do cha mẹ truyền lại cho con, được hiểu là các đặc tính về di truyền.

 2. Tinh hậu thiên: Có nguồn gốc từ thức ăn. Thức ăn sau khi được tiêu hóa, hấp thu sẽ đi khắp châu thân để dinh dưỡng các Tạng Phủ đồng thời được chuyển hóa thành Khí để duy trì các hoạt động của cơ thể và Tạng Phủ. Do đó, khi rối loạn Tinh hậu thiên sẽ đưa đến các rối lọan về dinh dưỡng
3. Tinh sinh dục: Là tinh của Thận, có chức năng điều hòa các hoạt động của Tạng Phủ đặc biệt là sự phát dục và sinh dục ở nam nữ.
 4. Tinh Tạng Phủ: Là vật chất cơ bản để cấu tạo nên cơ quan Tạng Phủ đó. Nguồn gốc của nó là Tinh tiên thiên  không ngừng được bổ sung bởi Tinh hậu thiên.
Câu 5: Khí là sự hoạt động của các tạng phủ, khí quan trong cơ thể. A. Đúng.         
Câu 6:
Nguyên khí còn gọi là Khí tiên thiên A. Đúng.         
Câu 7: Tông khí xuất phát từ thận.      B. Sai.        
Câu 8:
Dinh khí có công dụng: hóa sinh huyết dịch để dinh dưỡng toàn thân A. Đúng.         
Câu 9: Vệ khí thuộc dương khí.          A. Đúng.
*KHÍ: Là chất dinh dưỡng (có nguồn gốc từ thức ăn) vận hành trong cơ thể. Là sự hoạt động của các tạng phủ, khí quan trong cơ thể. 
Khí gồm có: 
1. Nguyên khí: Còn gọi là Khí tiên thiên do Tinh tiên thiên hóa sinh mà thành, có chức năng thúc đẩy mọi hoạt động của cơ thể và của Tạng Phủ.
2. Khí hậu thiên: Là Khí hóa sinh từ đồ ăn thức uống kết hợp với khí trời hít vào.
 
a. Tông khí: Là khí cần cho sự hoạt động của Phế và Tâm.
Chứa ở khí hải (ở giữa ngực), là chỗ quy tụ, là chỗ xuất phát, vận động lưu hành khí toàn thân. Khí xuất phát từ khí hải, đi khắp châu thân lại quay về khí hải.
- Nguồn gốc: khí của đồ ăn thức uống hóa sinh .
- Công dụng: chạy theo đường hô hấp để coi việc hô hấp, qua tâm mạch để vận hành khí huyết.
-
Tông khí kém sẽ có biểu hiện của: Mệt mỏi; Tiếng nói thấp, nhỏ, hụt hơi; Gắng sức thì vã mồ hôi; Mặt trắng nhợt; Mạch yếu, nhỏ. 
b. Dinh khí:
- Nguồn gốc: có nguồn gốc từ tinh khí (âm khí) trong đồ ăn thức uống.
- Công dụng: hóa sinh huyết dịch để dinh dưỡng toàn thân.
- Đường vận hành: Dinh khí từ trung tiêu đi ra, dồn vào kinh thủ thái âm Phế nối vòng tuần hoàn của 14 đường kinh (một ngày đêm đi được 50 vòng)
c. Vệ khí :
-
Nguồn gốc: là thứ khí nhanh mạnh trong đồ ăn uống (dương khí), bắt nguồn ở Tỳ Vị, nhưng do thượng tiêu phân bổ đi.
-  Công dụng: ôn dưỡng tạng phủ, bảo vệ tầng cơ biểu chống đỡ ngoại tà.
- Vận hành ở ngoài mạch, ban ngày đi ở phần dương, ban đêm đi ở phần âm.
- Quan  hệ Dinh Vệ: cùng nguồn gốc nhưng  khác dòng, Dinh đi trong mạch,
Vệ đi ngoài m
ạch. Hai thứ này có thể chuyển hóa cho nhau.
Câu 10: Huyết được tạo thành từ thức ăn A. Đúng.         
*HUYẾT: Là chất dịch màu đỏ có nguồn gốc từ đồ ăn thức uống được Tỳ Vị khí hóa mà thành. Chúng luân chuyển khắp cơ thể qua các mạch máu để dinh dưỡng toàn thân.
 
Huyết được tạo thành từ:
- Thận chủ cốt tủy, tủy hóa sinh thành Huyết.
- Tỳ khí hóa tinh hoa thủy cốc rồi qua tác dụng khí hóa của Tâm Phế mà thành huyết

Huyết hư có biểu hiện: Người mệt mỏi; Sắc mặt, môi, móng nhợt nhạt; Da, lông thưa khô; Hoa mắt; Chóng mặt.Huyết bị ứ trệ không lưu thông được sẽ sinh tím tái toàn thân hoặc cục bộ sưng, nóng đỏ, đau.
Câu 11:  Thần là được tinh tiên thiên sinh ra và tinh hậu thiên nuôi dưỡng.
A. Đúng.   B. Sai.
Câu 12:  Thần là biểu hiện của khí. A. Đúng.

* THẦN
:
Là khái niệm chung về hoạt  động  tinh thần con người (ý thức, tri giác, vận động).
Được sinh ra bởi tinh tiên thiên và nuôi dưỡng bởi tinh hậu thiên.
Sinh  mệnh con người bắt nguồn từ  tinh, duy trì được sinh mệnh là  nhờ khí, chủ của sinh  mệnh  là thần.
Tinh là cơ sở của thần, khí từ tinh hóa ra, thần là mặt biểu hiện của khí.
Câu 13:  Sự thiếu hụt Tân dịch sẽ biểu hiện tiểu ít  . A. Đúng.
*TÂN DỊCH
1. Tân:  là một thứ thể dịch, sinh ra từ tinh khí đồ ăn thức uống, theo khí của tam tiêu phân bố đến khoảng cơ nhục, bì phu để ôn dưỡng cơ nhục, tươi nhuận da lông.
-  Tân bao gồm: nước bọt, dịch vị, dịch trường, nước tiểu, mồ hôi...
Tân đầy đủ > Ôn dưỡng cơ nhục, tươi nhuận da lông
Thương tổn > Hao tân
2. Dịch: Có từ nguồn gốc từ đồ ăn thức uống hóa sinh mà thành. Thường xuất hiện trong các lổ tự nhiên (các khiếu), dịch não tủy, khớp có tính chất trơn nhớt đậm đặc hơn Tân.
 
Sự thiếu hụt Tân dịch sẽ biểu hiện: Khô khát; Ho khan; Mất tiếng; Tiểu ít; Da lông khô; Các khớp vận động khó khăn.
Tân dịch bị ứ đọng sẽ biểu hiện: Đàm ẩm; Thủy thũng; cổ trướng.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Câu 1: Vui quá sẽ ảnh hưởng đến tạng (phủ) nào?
A. Tâm.       C. Tỳ.   B. Can.     D. Phế.
Câu 2: Buồn quá sẽ ảnh hƣởng đến tạng (phủ) nào?
A.      Tâm.  C. Tỳ.  B. Can.       D. Phế.
Câu 3: Phong tà là nguyên nhân bênh trong gây bệnh cho cơ thê.
A.Đúng.   B.Sai.
Câu 4:  Hỏa là âm tà.
A. Đúng.    B.Sai.
Câu 5: Thấp tà gây bệnh phần trên cơ thê.
A.Đúng.     B.Sai.
TỨ CHẦN
Tứ chẩn dùng để chẩn đoán bệnh.
Đúng. B. Sai.
Vọng là phương pháp nghe để chuẩn đoán bệnh.
A. Đúng. B. Sai.

Rêu lưỡi để đánh gia tình trạng trường , vị của cơ thể.
A Đúng.    B.Sai.

Rêu lưỡi có màu vàng thi bệnh nhân có thể bị bệnh nhiệt..
A. Đúng.      B. Sai.

Chất lưỡi có màu vàng thi bệnh nhân có thể bị bệnh nhiệt..
A.Đúng.           B. Sai
* Tứ chẩn – Thiệt chẩn:
- Chất lưỡi : Đánh giá tình trạng dinh, huyết của lưỡi. Màu Nhạt (thuộc hàn), đỏ (thuộc thực nhiệt hay hư  nhiệt ), xanh tím (thuộc hàn hay ứ huyết)
- Hình dáng: Phù nề (Thực-Nhiệt chứng) , sưng to (Nếu trắng nhạt thuộc Tỳ dương hư , hồng đỏ thuộc thấp nhiệt …)
- Động thái lưỡi: Yếu màu nhạt (Khí huyết đều hư)– Cứng (Trúng phong ),                                                                     Lệch (trúng phong), Run (Tâm, Tỳ, khí huyết hư), rụt ngắn (bệnh nguy hiểm) …
- Rêu lưỡi: Để đánh giá tình trạng trường, vị của cơ thể.
- Màu sắc : Rêu trắng (Hàn) , Rêu vàng ( Nhiệt, thấp nhiệt ), Rêu xám đen (bệnh nặng).
- Tính chất : Rêu lưỡi khô ( Thực hay hư nhiệt, hoặc thấp nhiệt ),rêu lưỡi dính hôi ( Trường vị nhiệt, thực tích ).


Website: ly.tranhoangbao.com
Trần Hoàng Bảo  – 0908026179 (Zalo)