Các ví dụ cấu thành vi phạm pháp luật

1. Vi phạm pháp luật hình sự, pháp luật dân sự:
¤ Mặt khách quan:
- Hành vi: A, B gài bẩy người đi đường, lấy túi xách.
- Hậu quả: Chị H bị thương 30% thương tật, tài sản mất 50tr.
Hành vi của  A,B là nguyên nhân dẫn đến hậu quả chị H bị thương và mất tài sản.- Thời gian: 
- Địa điểm: 
- Hung khí: 
¤ Mặt chủ quan:
- Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp
- Động cơ: Thỏa mãn nhu cầu vật chất
- Mục đích: Chiếm đoạt tài sản
¤ Chủ thể vi phạm:
- A, B sanh năm 1983 là một công dân có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình, có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
¤ Mặt khách thể:
- A, B đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu, quan hệ nhân thân.
- Chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự

2. Vi phạm pháp luật hình sự
¤ Mặt khách quan:
- Hành vi: D dùng kim khâu lốp đâm xuyên đầu đứa trẻ sơ sinh. 
- Hậu quả: gây nên cái chết của cháu Minh

Hành vi của D là nguyên nhân dẫn đến hậu quả cái chết của cháu Minh.
- Thời gian: 
- Địa điểm: 
- Hung khí: là một chiếc kim khâu lốp dài 7cm đã được chuẩn bị từ trước.
¤ Mặt chủ quan:
- Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp
- Động cơ: D thực hiện hành vi này là do ghen tuông với mẹ đứa trẻ.
- Mục đích: D muốn giết chết đứa trẻ để trả thù mẹ đứa trẻ.
¤ Chủ thể vi phạm:
- D (43 tuổi) là một công dân có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình, có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
¤ Mặt khách thể:
- Xâm phạm tới quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, vi phạm đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.- Chịu trách nhiệm hình sự.

3. Vi phạm pháp luật dân sự
¤ Mặt khách quan:
- Hành vi: lấy cắp 2 lượng vàng 18K
- Hậu quả: gây thiệt hại về mặt vật chất đối với anh Huy
Hành vi của Cường là nguyên nhân dẫn đến hậu quả anh Huy bị mất tài sản.
- Thời gian: 
- Thủ đoạn: lợi dụng lúc anh Huy vắng nhà và tủ không khóa.
¤ Mặt chủ quan:
- Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. 
- Động cơ: Thỏa mãn nhu cầu vật chất
- Mục đích: Chiếm đoạt tài sản
¤ Mặt chủ thể:
Cường (25 tuổi, sinh viên, không mắc phải bệnh về thần kinh) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi phạm pháp.¤ Mặt khách thể
- Xâm phạm đến quan hệ sở hữu
- Chịu trách nhiệm dân sự.


4. Vi phạm pháp luật hành chính 
¤ Mặt khách quan:
- Hành vi : sả nước thải bẩn chưa qua xử lý ra sông Thi Vải 
- Hậu quả: dòng sông bị ô nhiễm nặng, phá hủy môi trường sống và làm thủy sản chết hàng loạt, gây thiệt hại cho các hộ nuôi thủy sản và ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người dân sống ven sông.

- Thời gian: 
- Địa điểm: 
- Phương tiện: sử dụng hệ thống ống sả ngầm.
¤ Mặt chủ quan:
- Lỗi: là lỗi cố ý gián tiếp. Vì, Công ty Vedan khi thực hiện hành vi này thì nhận thấy trước hậu quả, tuy không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra.
- Mục đích: nhằm giảm bớt chi phí xử lý nước thải. 
¤ Mặt chủ thể vi phạm:
- Công ty Vedan 
- Được xây dựng từ năm 1991.
- Có giấy phép hoạt động từ năm 1994.
Dẫn đến, là một tổ chức có đầy đủ trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi trái pháp luật này.¤ Mặt khách thể:
- Xâm hại đến các quy tắc quản lý nhà nước: vi phạm trật tự quản lý nhà nước, làm tổn hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.- Chịu trách nhiệm hành chính

5. Vi phạm kỷ luật nhà nước 
¤ Mặt khách quan:
- Hành vi: nhiều lần bỏ học, quay cóp, uống rượu bia
- Hậu quả: gây ảnh hưởng xấu đến các sinh viên khác, cũng như tương lại của An và xâm phạm đến quy tắc quản lý của nhà trường.

- Thời gian:
- Địa điểm:
¤ Mặt chủ quan:
- Lỗi: là lỗi cố ý trực tiếp. 
- Nguyên nhân: tính vô kỷ luật và sự xem thường kỷ luật nhà trường của An, thiếu tinh thần học tập và sự cầu tiến đáng có của một sinh viên.
¤ Mặt chủ thể:
 An (sinh viên năm 2 trường ĐH X, Cần Thơ) là người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý khi thực hiện hành vi vi phạm này.¤ Mặt khách thể:
- Vi phạm, và xem thường quy tắc quản lý của nhà trường, ký túc xá. Đó là các quy tắc mà An buộc phải thực hiện khi theo học tại trường và lưu trú tại ký túc xá.